GIAGOC24H.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
GIAGOC24H.COM
CHUYỂN NHÀ SANG RAO24H.NET NÀO AE ƠI -> http://rao24h.net

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

TicTicTic

TicTicTic
Thành viên mới
Thành viên mới
Những ảnh hưởng đang lớn dần của Trung Quốc tại nước Lào giàu tài nguyên đã được nhận thấy bởi một số hiện tượng thực tế về những phí tổn cho mối gắn kết với Việt Nam, vốn từ lâu đã là nhà bảo trợ chính và đảm bảo an toàn trên thực tế cho Lào. Điều chỉnh chính sách ngoại giao là một phần trong nỗ lực của đất nước nằm sâu trong đất liền này nhằm hòa nhập đầy đủ hơn về kinh tế với khu vực và cho tới lúc này đã đáp ứng tốt cho những quyền lợi của mình.

Lào có ý nghĩa quan trọng chiến lược ngày càng tăng đối với cả Trung Quốc và Việt Nam, hai trong số những quốc gia đang phát triển nhanh nhất Á châu. Các nguồn lợi của Việt Nam nằm chủ yếu trong vùng đất được đảm bảo an toàn trải dài trên tuyến biên giới giáp với Lào và tuyến đường đang phát triển mạnh hơn tới các thị trường ở Thái Lan. Đối với Trung Quốc, Lào cung ứng tuyến đường đang lớn dần cho việc xuất khẩu các sản phẩm tới vùng Đông nam Á rộng lớn, đặc biệt từ những khu vực nằm sâu trong đất liền phía tây nam xa xôi và kém phát triển hơn của Trung Quốc.

Cả hai quốc gia này đều có một mối quan tâm lớn dần đối với tài nguyên thiên nhiên phong phú và phần lớn chưa khai thác, các sản phẩm nông nghiệp và thủy điện của Lào nhằm cung ứng nhiên liệu cho nền kinh tế đang phát triển của mình.

Một số nhà phân tích ở đây dự đoán rằng cán cân quyền lực bên trong Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) có thể sớm chuyển hướng về phía Trung Quốc với lối xử sự hậu hĩ, khi những nhà lãnh đạo kỳ cựu của Lào lu mờ dần trên chính trường và ban lãnh đạo trẻ hơn, am hiểu kinh tế thị trường hơn, ít trải qua gia đoạn cách mạng cộng sản, nắm lấy các vị trí quyền lực.

Mặc dù 10 trong số 11 ủy viên thường vụ bộ chính trị nói tiếng Việt trôi chảy - một dấu hiệu cho thấy những mối gắn kết sâu sắc của họ với Hà Nội và ban lãnh đạo chính trị nước này - số cán bộ nòng cốt đang lên ít có khả năng học tập ở Việt Năm hơn trong khi một số lượng ngày càng đông đã từng học tập tại Liên Xô cũ, Trung Quốc hoặc các nước khác.

Việc bổ nhiệm Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh tại Đại hội Đảng lần thứ Tám năm 2006 được nhiều người cho là sự bắt đầu của một bước chuyển dịch theo ảnh hưởng của Trung Quốc hơn lên chính phủ nước này. Sinh năm 1954, ông từng là một nhà hoạt động 21 tuổi trong phong trào sinh viên và không phải là một cựu binh trong chiến tranh cách mạng khi những người cộng sản giành được chính quyền ở nước này năm 1975. Sau đó ông đã sang học tập tại Liên Xô nhiều hơn là tại Hà Nội.

Trong hiện thực rõ ràng của sự thay đổi này, Trung Quốc đã thông qua một chiến lược ngoại giao dài hạn đối với Lào. Hơn là tận dụng lực đòn bẩy bằng thế mạnh thương mại của mình, Bắc Kinh đang đồng thời nuôi dưỡng những lãnh đạo trẻ hơn của Lào thông qua các chương trình đưa họ sang Trung Quốc để huấn luyện nghề nghiệp, tư tưởng và quân sự. Những động thái này được thực hiện trong trạng thái chuẩn bị cho một thời hoàng kim đang qua đi khi đội cận vệ già thân Việt Nam lui dần khỏi chính trường.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Asia Times Online, người phát ngôn của Lào ông Yong Chanthalangsy đã cho thấy khía cạnh thực dụng trong tư tưởng của Lào. Lưu ý rằng Trung Quốc hiện là cường quốc mới đang nổi lên trong khu vực, ông nói, "Cởi mở và hòa nhập trong khu vực tốt hơn là cuộc Chiến tranh Lạnh trong quá khứ bị áp đặt bởi sức mạnh nào đó. Khi Lào là một bộ phận của một vành đai an ninh, nó dẫn tới kết quả là ba mươi năm chiến tranh."

Mặc dù đề cập tới cuộc Chiến tranh Đông Dương dài lâu và ác liệt hơn với Hoa Kỳ, và trước đó với Pháp, nhưng có lẽ không thể chối cãi được là ông đã ám chỉ đến kỷ nguyên của những mối quan hệ giá lạnh giữa Lào và Trung Quốc trong khoảng thời gian giữa những năm 1975 và 1988. Giờ đây, khi các quốc gia cựu cộng sản trong khu vực cải cách nền kinh tế kế hoạch hóa từ trung ương của mình bằng các chính sách hướng thị trường hơn, nhu cầu giao thương đang đánh giá lại cách thức tương tác với nhau trong khu vực, trong đó có với Lào.


Xác định vị trí mang tính thương mại


Giờ đây Lào đang háo hức nâng địa vị lên như là "xứ sở của sự nối kết" thay vì là "đất nước nằm sâu trong đất liền", làm nổi bật vai trò đầy tiềm năng của mình như một ngã tư giao thương giữa Trung Quốc và Đông nam Á. Theo người phát ngôn Yong, "Lào đã và đang phải chịu nhiều khó khăn gian khổ bởi vị trí biệt lập sâu trong nội địa. Việc kết nối với trong vùng là điều duy nhất có thể đem tới những gì tốt đẹp cho Lào."

Quan điểm này nói lên một điều rằng Lào hiểu rõ những giá trị trong việc đang dạng hóa đường lối ngoại giao rộng mở của mình từ mối quan hệ đồng minh truyền thống với Việt Nam. Hành động giữ cân bằng cũng đã được mở rộng ra với các nhà bảo trợ một thời ở phương Tây: trong khi nhiệt tình chấp nhận những khoản đầu tư và viện trợ để thúc đẩy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống, cùng lúc, chính phủ cũng muốn tránh những thay đổi về hiện tình chính trị và tăng cường tính minh bạch thường giúp đẩy mạnh nguồn viện trợ đó.

Mặt khác, các khoản đầu tư từ Trung Quốc và Việt Nam đều không cần điều kiện ban đầu. Theo một nghiên cứu chuyên đề năm 2005 của tổ chức danh tiếng Martin Stuart-Fox, việc từ bỏ độc quyền lãnh đạo chính trị đối với LPRP không phải là những mối quan tâm lớn nhất mang tính chiến lược của Trung Quốc và Việt Nam,và với những trợ giúp thương mại của cả hai quốc gia này, sẽ có chút ít khích lệ cho LPRP trong những cải cách chính trị ban đầu.

Mối quan hệ mật thiết của Việt Nam với Lào xuất phát từ cội nguồn của hai đảng cộng sản hai nước từ Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1930. Mối quan hệ này được thắt chặt hơn nữa trong ba mươi năm đấu tranh chống thực dân Pháp và rồi với một chế độ có sự hậu thuẫn của người Mỹ và cuối cùng bị lật đổ vào năm 1975.

Quân đội Lào và Việt Nam cộng sản đã cùng sát cánh chiến đấu trong suốt các cuộc chiến tranh này; tuyến đường vận chuyển hàng hóa của Bắc Việt Nam thời kỳ đó - Đường mòn Hồ Chí Minh - chạy qua miền đông lãnh thổ Lào, và đã được sử dụng hiệu quả trong cuộc chiến của Bắc Việt chống lại chính quyền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ ủng hộ. Lực lượng nòng cốt cộng sản Lào đã được đào tạo tư tưởng và quân sự tại Hà Nội, trong khi sự dính líu của Trung Quốc vào cuộc chiến tại Lào chỉ hạn chế trong việc mở tuyến đường tại các vùng đất phía bắc nước này.

Năm 1977, Lào và Việt Nam đã gia nhập một Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị chính thức Lào - Việt trong hai mươi lăm năm, làm cơ sở cho những gì mà hai bên đã coi như là một "mối quan hệ đặc biệt". Hành động đứng về phía Liên Xô chống lại Trung Quốc của Việt Nam trong một cuộc tranh cãi về chủ thuyết đã làm cho các mối quan hệ giữa đồng mình Lào của nước này với Trung Quốc cũng lạnh giá đi. Các mối quan hệ đã trở nên tồi tệ hơn khi Việt Nam xâm chiếm Cambodia vào cuối năm 1978 và Trung Quốc đã mở một cuộc xâm lăng có giới hạn vào vùng phía bắc Việt Nam cuối năm 1979.

Các quan hệ song phương giữa Lào và Việt Nam vẫn khăng khít mặc dù liên minh 1977 thừa nhận chấm dứt vào năm 2002. Các quan hệ mang tính cá nhân giữa các nhà lãnh đạo hai nước Lào và Việt Nam vẫn đủ vững chắc về mặt chính trị cho "mối quan hệ đặc biệt" được tồn tại. Hệ thống truyền thông do nhà nước Lào quản lý chứa đựng hầu hết tin tức hàng tuần của hoạt động hợp tác song phương về kinh tế xã hội, văn hóa và quân sự giữa hai quốc gia. Những khẩu hiệu được dăng khắp nơi trên đất nước Lào mừng kỷ niệm lần thứ 45 thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm Hiệp định Hợp tác và Hữu nghị Lào - Việt.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn là bạn hàng lớn nhất trong trao đổi thương mại với Lào. Ủy ban Hợp tác Việt-Lào đã cho biết vào tháng Bảy rằng buôn bán hai chiều giữa hai nước đã đạt 240 triệu đô la trong nửa đầu năm nay, tăng 58% năm. Hai nước đã bắt đầu cho một mục tiêu chung nhằm đạt được trao đổi thương mại song phương 1 tỉ đô la vào năm 2010 và 2 tỉ vào năm 2015.



--------------------------------------------------------------------------------

Thông điệp:

****************Cùng chung sức quảng bá thương hiệu và phát triển giagoc.us ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo ae nhá!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết