GIAGOC24H.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
GIAGOC24H.COM
CHUYỂN NHÀ SANG RAO24H.NET NÀO AE ƠI -> http://rao24h.net

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

TicTicTic

TicTicTic
Thành viên mới
Thành viên mới
GHI CHÉP CỦA PHÓNG VIÊN TRUNG QUỐC VỀ MỘT CHUYẾN TUẦN TRA TRÊN BIÊN ĐÔNG.
(http://mil.news.sina.com.cn/2009-07-24/1008560424.html)

Cực nam nước ta tới tận bãi đá ngầm Zengmu (Jame S), đã ghi rõ trong sách giáo khoa tiểu học, và không ai có thể chối cãi.. Nay tình hình phức tạp, chúng ta đang bị khiêu khích nghiêm trọng tới chủ quyền lãnh thổ.
Mã Lai cổ vũ thành lập: “Tập đoàn Nam Sa” làm Trung Quốc khiếp sợ đang dần thành hình. Một vài nước đã nộp chung đăng ký chủ quyền thềm lục địa, ẩn trong đó là sự chấp thuận ngầm từ phía Mỹ. Ngày 15-7 Nghị Viên Thượng Viện Mỹ nói: Nước Mỹ sữ phát huy tác dụng trong sự tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa.
Từ ngày 20-5 Mỹ và các nước trong khu vực cũng tiến hành tập trận Carat kéo dài đến tận tháng 8…Mỹ lại hợp tác khai thác dầu mỏ ở các khu vực tranh chấp, làm cho các hành động tranh giành của các nước ĐNA trở nên ngông cuồng hơn.
Gần đây phóng viên báo Xinhua đã cùng tàu tuần tra 81 tiến hành cuộc tuần tra kéo dài 10 ngày, khu vực các đảo Nam Sa. Đã phần nào chứng kiến không khí căng thẳng ở đây, Đã tận mắt chứng kiến 3 nước Mã Lai, Việt Nam và Phi đang tiến hành xây dựng và đóng quân trên các đảo chiếm đóng..
Phóng viên báo Xinhua Triệu Diệp Bình xuất phát từ Hải Khẩu, ngày thứ 7 đến đảo Nam Tử (Song Tử Tây, Southwest Cay). Khi đến hải vực này thì 2 chiếc tàu vũ trang của Việt Nam tức tốc chạy đến chận đầu, khoảng cách chừng 2.1 hải lý! Cho đến khi tàu tuần tra Trung Quốc quay đầu về hướng Bắc mới thôi. Đây là điều mà phóng viên báo Xinhua đã tận mắt được chứng kiến.
Trên vùng biển xanh mênh mông của tổ quốc đang diễn ra một cuộc tranh giành không khói súng.


Bãi Đá Hoàng Nham “bình yên” tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Bãi đá Hoàng Nham (Scarborough Shoal) nằm trong Tả Hồ, năm thuyền cá Phi đang đánh cá hoặc dừng trong đó, cờ đỏ xanh bay phất phới.
Đây là chuyến tuần tra bảo vệ chủ quyền thứ 11 trong năm của bộ phận giám sát biển, nhiệm vụ tuần tra khu vực biển phía bắc, phía đông, phía tây quần đảo Nam Sa, bãi đá Hoang Nham , thời gian tuần tra từ 11 đến 22-5.
Tàu tuần tra xuất phát từ cảng Trường Châu, Quảng Châu. Trạm đầu tiên là bãi đá Hoàng Nham ở quần đảo Trung Sa.
9 giờ sáng ngày tuần tra thứ tư tàu tuần tra 81 đến bãi đá ngầm, lúc thủy triều xuống chỉ thấy mấy mõm đá nhỏ, khu vực nằm giữa gọi là là Tả Hồ. Trước mắt thì không thấy lực lượng nào đóng quân mặc dù ngày 17-2 Phi đã thông qua thủ đoạn lập pháp dể chiếm đoạt, tuy nhiên Phi vẫn chưa dám công khai đóng quân, bằng mắt thường có thể thấy một số thuyền cá của Phi qua lại. Trong Tả Hồ có ba chiêc thuyền đánh cá có vũ trang của Phi đang đậu, gần đó là mấy thuyền đánh cá đang hoạt động.
Phó bộ phận giám sát cho phóng viên biết, từ đầu năm đến nay thì lực lượng tuần tra đến khu vực này thì chưa hề gặp sự khiêu khích nào, và lực lượng đánh cá cũng vậy. Phóng viên theo tàu tuần tra hơn 1,5 tiếng mà không gặp sự khiêu khích nào của Phi. Tuy nhiên bãi đá Hoàng Nham thực sự không hề bình yên. Phó chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu biên giới của viện xã hội Trung Quốc cho rằng Phi thông qua lập pháp để chiếm đoạt lãnh hải với Trung Quốc nói lên rằng, tranh chấp chủ quyền đã nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Không đến Nam Sa thì không cảm nhận được tình hình căng thẳng.
Nam Sa ngoai trừ Đảo Thái Bình (Đảo Ba Bình, Itu Aba Island), các đảo có thể trồng cây và lộ trên mặt nước khác đều đã bị các nước khác chiếm đóng. Mỗi lần tuần tra qua đây không thể không cảm thấy đau lòng.
Nam Hải Trung Quốc có hơn 800.000 km vuông lãnh hải, phân bố 230 đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm, thường lộ trên mặt nước khi triều thấp có 50, đều đã bị các nước khác chiếm đóng, Việt Nam 29 đảo, Phi 9 đảo, Mã 5 đảo, đều có đóng quân và bố trí hỏa lực, Trung Quốc chỉ chiếm 8 đảo (gồm cả đảo Thái Bình do ĐL chiếm đóng). Trước khi đi Phóng viên cứ nghĩ rằng có thể tạm dừng ở các điểm này, đến khi đi sâu vào biển Nam Hoa thì mới cảm nhận được chủ quyền đã bị xâm chiếm một cách nghiêm trọng.
Sáng sớm ngày thứ 6 của cuộc tuần tra, tàu 81 tuần tra phía đông bắc Nam Sa chạy vào Đảo Phế Tín (Đảo Bình Nguyên, Flat Island) và Đảo Mã Hoan (Đảo Vĩnh Viễn, Nanshan Island), hai đảo này đều do Phi chiếm đóng, có hai cụm nhà giàn và hàng chục cây angten có thể nhìn thấy rõ ràng trên đảo Phế Tín, còn trên đảo Vĩnh Viễn thì cây cối um tùm, những cây dừa lắc lư theo gió, và bài cát dài trắng mịn, bên bờ là 2 chiếc Sampan đang neo đậu, cờ Phi phất phới trong gió, nếu không ẩn hiện thấy Phi đóng quân thì đây chắc là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.
7 giờ sáng ngày thứ 7, tàu 81 tuần tra phía tây bắc Nam Sa, chạy vào khu vực Đảo Nam Nguyệt, không khí trên tàu bỗng trở nên căng thẳng, hướng trái là đảo Thái Bình do Đài Loan đóng quân, hướng phải là bãi cát Song Hoằng(North Danger Reefs)do Phi đóng quân.
Đối với những người mới lần đầu ra Nam Hải thì đây thật là cảm giác kỳ lạ, hai bên chỉ cách nhau khoảng 17 hải lý, hơn 1 giờ trước chúng tôi vừa đi qua hai bãi Đá ngầm Bạc Lan (Đá Núi Thị ,Petley Reef), Cồn cát Đôn Khiêm (Đá Sơn Ca, Sand Cay) do Việt Nam đóng quân, trong bán kính chưa đầy 10 hải lý mà tranh giành nhiều đến vậy. Khu vực trung nam Nam Sa thì sự tranh giành còn khốc liệt hơn. Theo lời viện trưởng viện nghiên cứu Nam hải Ngô Sĩ Tồn, thì Nam Sa đã hình thành thế chồng chéo giữa các bên.
Phóng viên còn tận mắt nhìn thấy Đảo Nam Tử (Đảo Song Tử Tây, Southwest Cay) và Đảo Bắc Tử (Đảo Song Tử Đông, Northeast Cay) năm cạnh nhau, lại do Việt Nam và Phi đóng quân, hải quân hai bên phòng thủ hết sức nghiêm ngặt. Nhân viên giám sát tuần tra con cho phóng viên biết ở Nam Hải có nhiều nhiều đảo chỉ cách nhau 1 hải lý, nửa đêm quân phe này có thể nhìn thấy rõ đèn ở đảo quân phe kia.
Các nước chiếm đóng đang ra sức xây dựng, kiên cố đóng quân.
Các ngôi nhà đỏ, lam nằm lẫn trong cây cối, nó giống như những thôn làng giàu có, phát triển ở phía đông trung quốc. Trên mỗi đảo đều có tàu chiến ngụy trang tàu cá. Ngoài việc chiếm đóng đa số các đảo ở Nam Sa các bên đang đầu tư xây dựng mạnh mẽ, trong chuyến tuần tra lần này phóng viên nhận ra rằng dù các nước Việt nam, Mã lai, Phi không thực sự giàu có nhưng họ đã không tiếc tiền đầu tư vào đó. Trong đó Việt Nam là nước đầu tư nhiều nhất.. Bộ phận giám sát tuần tra biển đã nhiều lần tổ chức tuần tra các Đảo Nam Tử (Đảo Song Tử Tây, Southwest Cay), Đảo Nam Uy (Đảo Trường Sa, Spratly Island) v.v 29 đảo do Việt Nam chiếm đóng phát hiện ra nhà cửa xanh đỏ, kiến trúc hiện đại, cây cối um tùm giống như những thôn làng giàu có ở Trung Quốc. tàu tuần tra đến gần Đảo Nam Tử (Đảo Song Tử Tây, Southwest Cay) thì thấy có một tòa nhà như biệt thự, hai bên đảo là 4 chiếc tàu hàng, dường như chở vật liệu xây dựng).
Tuyên Kim Hải nói, tháng 4 năm ngoái anh đến đây tuần tra thì thấy đây đang lấp biển, xây dựng cầu cảng, gần đó thì đậu những 10 chiến tầu hàng trên ngàn tấn cung cấp vật liệu trên đảo cần, còn tuần tra lần này thì dường như sắp xong, cây cối hai bên đường và đèn đường đã hoàn thiện.
Bộ phần tuần tra giám sát phân tích lực lượng và tình hình trên 29 đảo do Việt Nam chiếm đóng phát hiện, những đảo càng xa thì đầu tư càng lớn, ở các đảo chính thì có thêm tàu vũ trang hộ tống cung cấp các vật thiết yếu. còn các bãi gần như Bãi Vạn An (Bãi Tư Chính, Vanguard Bank), Bãi Lý Chuẩn (Bãi Quế Đường, Grainger Bank) v.v thì xây các nhà giàn phối hợp có các pháo hạm tốc độ nhanh bảo vệ.
Tàu vũ trang Việt Nam chặn đầu tàu tuần tra Trung Quốc.
Hai chiếc tàu tuần tra của Việt Nam chặn đầu tàu tuần tra 81, cự ly chừng 2.1 hải lý, điều này thường xuyên xảy ra.
Đang lúc nói chuyện thì 3 chiếc tàu ở Đảo Nam Tử (Đảo Song Tử Tây, Southwest Cay) hiện thân trong đó có chiếc VAN HOA 737 và HQ996 chạy tới chặn đầu tàu tuần tra 81 khoảng cách chừng 2.1 hải lý, nhân viên trên tàu dùng ống nhòm quan sát đến khi thấy chúng tôi chạy ngược lên hướng Bắc thì mời thôi không theo nữa.
Tuyên Kim Hải nói tình huống như vậy thường xuyên xảy ra, Việt Nam và Mã Lai phòng vệ rất nghiêm ngặt, từ năm 2008 tới đây thường xuyên gặp tàu vũ trang Việt Nam bắn súng cảnh cáo hoặc đốt pháo tín hiệu cảnh cáo.
Tháng 4 năm ngoái tàu tuần tra chạy sát đảo Đảo Nam Tử (Đảo Song Tử Tây, Southwest Cay), trên đảo đã bắn 2 phát pháo tín hiệu cảnh báo, còn tháng 6 năm ngoái khi áp sát Cồn cát Đôn Khiêm (Đá Sơn Ca, Sand Cay) thì thấy ra đa chuyển động, các khẩu pháo trên bờ hướng ra biển, và các nhân viên tuần ra nghe tổng cộng 4 phát súng.
Còn tháng tư năm ngoái khi áp sát khu vực Đá ngầm Quang Tinh (Đá Suối Cát, Dallas Reef) Hải quân Mã Lai liền phát loa phóng thanh: “Tàu đo đạc Trung Quốc, Tàu Trung Quốc, tàu màu trắng, Hải Quân Hoàng Gia Mã Lai gọi, xin trả lời”, tàu chúng ta không them để ý thì lập tức 2 chiến hạm với tốc độ 26 hải lý giờ chạy đến đồng thời may bay trinh sát lượn vòng áp sát trên không 3 vòng phát loa: “Tàu điều tra Trung Quốc, tàu điều tra Trung Quốc”. tình huống này lại xảy ra khi chúng ta áp sát bãi đá ngầm Yuya (Bãi Thám Hiểm, Investigator Shoal).
Đóng Tàu sân bay có thể là cách xử lý
Trung Quốc không thể bị động mãi, “đóng tàu sân bay vô cùng cấp thiết, có tác dụng uy hiếp đối phương, một khi xảy ra xung đột Trung Quốc sẽ không phải ở thế bị động”.
Các nước ĐNA tranh giành Nam Sa,”chiếm đóng là bước đầu tiên, mục đích của bọn họ là muốn chiếm đóng vĩnh viễn các đảo trên làm cứ điểm, chiếm đoạt nguồn lợi biển, Việt Nam, Mã Lai, Phi, Indo, dưới sự giúp sức của Mỹ đang đánh bắt cá và khai thác dầu” Tuyên Kim Hải nói.
Lý Kim Minh giáo sư ĐH Hạ Môn nói với phóng viên báo Xinhua quyền lợi các nước ĐNA trong khu vực ở Nam Hải là như nhau, Mỹ thì có nhiều thứ quân dụng phải chuyển qua Nam Hải, cho nên Nam Hải có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Cho nên họ mới hình thành một khối ứng phó Trung Quốc”.
Đối với vấn đề này, Lý Kim Minh góp ý “đóng tàu sân bay vô cùng cấp thiết, tuy rằng các nước Mỹ , Nhật, Ấn rất quan tâm đến sức mạnh hải quân chúng ta tại Nam Hải, nhưng đóng tàu sân bay có tác dụng uy hiếp đối phương, một khi xảy ra xung đột Trung Quốc sẽ không phải ở thế bị động”.
Tàu tuần tra 81 đuổi tàu khảo sát Mỹ
Tàu tuần tra biển 81 là tàu tuần tra thuộc chi đội 8 của tổng cục tuần tra giám sát, tải trọng 4000 tấn được sửa từ tàu khảo sát Hải dương Hướng Dương Hồng số 14. nhiệm vụ chủ yếu của nó là tuần tra ở các vùng biển Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa, giám sát quản lý bảo vệ các nguồn lợi biển, duy trì trật tư khai thác ở biển.
Tàu tuần tra 81 thường gặp các hành vi phi pháp, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là vào tháng 4 năm nay, theo báo chí Đài Loan, ngày 11-4 tàu tuần tra 81 đã dùng điện vô tuyến cảnh cáo tàu khảo Mỹ tại vùng biển Hoa đông vì đã vi phạm 200 hải lý vùng kinh tế đặc quyền mà chưa được Trung Quốc chấp thuận, tàu khảo sát Mỹ cuối cùng đã rời khu vực nêu trên..

Ps: đây là bài dich từ trang thông tin mạng Trung Quốc, không phải là ý kiến của bản thân em, các bạn đọc để nắm thêm thông tin về bảo vệ chủ quyền Trường Sa)

nguồn hoàng sa org

TicTicToc

TicTicToc
SuperMod
Nhiều chữ thế, đọc xong này mắt tăng lên mấy số mất Ghi chép của một phóng viên XINHUA trong một chuyến tuần tra trên Biển Đông 236530

Thông điệp:

****************Cùng chung sức quảng bá thương hiệu và phát triển giagoc.us ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo ae nhá!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết