GIAGOC24H.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
GIAGOC24H.COM
CHUYỂN NHÀ SANG RAO24H.NET NÀO AE ƠI -> http://rao24h.net

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ultramarine

ultramarine
Siêu cấp
Nghề vẽ tranh thờ cúng cho người chết đã có ở làng Sình (Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) từ hàng trăm năm nay, giúp hàng trăm người sống có cái ăn, cái mặc. Nhưng nghề truyền thống ấy đang dần mai một trong thời in ấn bằng công nghệ hiện đại.

Cả làng chỉ còn vẻn vẹn đúng 7 hộ làm nghề vẽ tranh cúng tế người chết, mà cũng không phải tất cả số này đều thực sự “sống chết” với nghề. “Ông bà tui ngày xưa kể lại cả làng Sình ai cũng biết đục khuôn, vẽ tranh. Cha truyền con nối biết bao nhiêu đời gìn giữ nghề tổ. Nhưng giờ thì chẳng mấy đứa biết làm tranh nữa”, cụ Phan Trạch Bảo (80 tuổi) trăn trở.

Cụ Bảo kể, tranh làng Sình được làm bằng cách khắc hình lên các khuôn gỗ rồi in lên một loại giấy đặc biệt mà người dân quen gọi là giấy mía, sau đó tô màu và phơi khô. Chất liệu đều lấy từ tự nhiên, mực là sự trộn lẫn một số loại nhựa cây nên màu sắc rất đặc biệt. Chính vì thế tranh làng Sình được xem là vật phẩm tự nhiên, trong sạch được cúng tế cho người cõi âm. Những ngày rảnh rỗi, người dân nơi đây tranh thủ làm tranh phục vụ các lễ của làng và đưa lên kinh thành buôn bán. Từ đây tranh làng Sình bay đi nhiều miền, trở thành “đặc sản” của đất cố đô. Tranh làng Sinh được chọn làm vật phẩm để cung tiến làm lễ cúng tế ở chốn cung đình.

Ấy vậy mà bây giờ, cái nghề gắn từ ngàn xưa, nuôi sống bao nếp nhà, đã dần bị lãng quên. Bây giờ con cháu lớn lên bỏ làng đi làm ăn, người theo nghề cũng lên chốn thành thị để bươn chải. Cách đục khuôn và tạo mực theo cách truyền thống cũng không mấy ai còn nhớ.
Làng vẽ tranh cho người chết Ve-tranh31709

Nghệ nhân Trần Thị Gái và con trai bên những bức tranh làng Sình.

Theo chân cụ Bảo, chúng tôi tìm đến một gia đình có 3 nghệ nhân làm tranh cho người chết. Đó là gia đình nghệ nhân Kì Hữu Phước (70 tuổi) có đến 9 đời sống chết với tranh làng Sình, người làm mê hồn những du khách tham quan Festival nghề truyền thống Huế với những công đoạn pha mực, vẽ điệu nghệ. Ông Phước là người có công lớn trong việc gìn giữ bí quyết gia truyền của của tổ tiên để lại. Trong căn nhà cấp bốn chật hẹp, nghệ nhân Trần Thị Gái (vợ ông Phước) và cậu con trai Kì Hữu Hải (27 tuổi) cần mẫn bên khuôn đục, nghiên mực và bút lông.

Nhấp ngụm chè xanh, nghệ nhân Kì Hữu Phước bắt đầu câu chuyện. Ông kể không biết nghề làm tranh có từ bao giờ, chỉ biết khi sinh ra đã được truyền bí quyết làm tranh. Ngày đất nước đổi mới, ông truyền lại cho con trai là Kì Hữu Sang và nhiều người khác. Đến nay gia đình ông vẫn gắn bó với nghề tổ tiên để lại. Ông, vợ và con trai đều được công nhận là “nghệ nhân tranh làng Sình”. Đó là phần thưởng xứng đáng cho những con người tâm huyết đã giữ gìn để một làng nghề không mai một và thất truyền.

“Làm tranh phục vụ người âm mà bán có được bao nhiêu. Nhiều lúc muốn bỏ nghề nhưng vì thương nghề tổ mà không sao bỏ được. Bây giờ nghề đang mai một lại thấy trọng trách mình càng lớn hơn”, bà Trần Thị Gái tay tô tranh, tay quẹt giọt mồ hôi trên má, tâm sự .

Cùng với sự mai một của làng nghề do không có người kế thừa, tiếp bước, công nghệ in ấn hiện đại đang làm cho những con người làng Sình vốn “sống nhờ người chết” nay thêm khốn khó. Để khôi phục lại làng nghề truyền thống này cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương bởi đó cũng là nét văn hóa truyền thống của vùng đất cố đô.

Thông điệp:

****************Cùng chung sức quảng bá thương hiệu và phát triển giagoc.us ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo ae nhá!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết